FAQ - Các câu hỏi thường gặp về TÊ YẾU TAY CHÂN

Trước hết, để nói về tê yếu chân tay thì chúng ta phải hiểu và định nghĩa chính xác TÊ THẦN KINH LÀ GÌ ?

Hiện nay có nhiều người trung niên đến với bác sĩ hay than phiền bản thân thấy cứng sượng bàn tay sau khi sáng ngủ dậy, sau khi vận động vài phút sau thì bàn tay trở lại bình thường thì đó là cảm giác sượng cứng khớp trong cơ xương khớp. Còn về tê yếu tay chân đây là một mảng rất rộng lớn, chúng ta có thể tưởng tượng triệu chứng ta sau khi chúng ta ngồi xổm lâu, sau khi đứng dậy cảm thấy tê rần, buốt hết chân thì đó là cảm giác tê thật sự của thần kinh. Tê là cảm giác mà bệnh nhân cảm thấy châm chích như kiến bò hoặc như điện giật thì đó là triệu chứng tê.

Tê đau thần kinh có rất nhiều nguyên nhân, từ ngoài vào có các bộ phận nhận cảm ở da nó đem cảm giác cho chúng ta biết cảm giác ở xung quanh và từ đó nó truyền lên trên qua tủy sống và lên các vùng vỏ não cảm giác ở trên não, nên khi tê là chứng tỏ là một sự tổn thương tế bào thần kinh trên suốt trục đường đi của dây thần kinh từ nơi nhận cảm giác cho đến đi vào tủy sống và đi lên theo “bó gai đồ thị” đi lên vỏ não và bó gai đồi thị là những nơi mà ở trên não nhận cảm giác và chúng ta biết được cảm giác đang bị tê.

Trên suốt đường đi thì có những nguyên nhân gọi là thần kinh ngoại biên tức là tê ở tay chân: tê tay, tê chân, bệnh lý chèn ép thần kinh, bệnh lý viêm đa dây thần kinh, bệnh lý thần kinh cổ cánh tay hoặc những bệnh lý thắt lưng thần kinh tọa. Có thể đến các bệnh lý gây tê đau vùng ngực, vùng bụng đó là những dấu hiệu tổn thương tê đau của thần kinh tủy sống đến vỏ não cảm giác, do đó nó có thể biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm của đột quỵ hay những cơn thoáng thiếu máu não hoặc u não ở bên trong và có thể nguy hiểm hơn là tai biến mạch máu não. Nên tê yếu tay chân nó có thể là chỉ điểm cho tất cả các những bệnh lý thần kinh ngoại biên và thần kinh trung ương bao gồm các bệnh lý nguy hiểm: đột quỵ não và u não trong hệ thống thần kinh trung ương.

@drpeanut68 Tê yếu tay chân chỉ điểm bệnh lý gì#bacsiphungdauthankinhtamly #tetaychan ♬ nhạc nền - Bs Phụng Nội Thần kinh

Khi chúng ta phát hiện tình trạng tê yếu chân tay ở các độ tuổi khác nhau thì đâu là Hướng xử lý khi phát hiện tê yếu chân tay !

Đối với giới trẻ, tê tay chân có thể không phải do chèn ép thần kinh, phần lớn có thể do tư thế khi sinh hoạt và làm việc bị sai. Nên có các bạn trẻ bị tê tay chân đến khám bác sĩ Phụng hay nói là có bị đột quỵ hay không. Khi đó bác sĩ sẽ tầm soát đột quỵ hay là tầm soát những vấn đề có thể liên quan có thể gây ra tê tay chân. Sau khi chúng ta xác định tê tay chân thì bệnh nhân thường sẽ được chụp X- Quang: cột sống cổ, cột sống lưng. Trong phòng khám nội thần kinh của bác sĩ Phụng sẽ có cả máy điện cơ là máy đo thần kinh để xem dây thần kinh nào trong cơ thể có bị ảnh hưởng hay không. Ví dụ, bệnh nhân đang bị tê đau cánh tay thì chúng ta sẽ đâm kim để đo dây thần kinh vùng cánh tay để biết rằng là thần kinh có bị tổn thương hay không. Rất mừng là đa số các bạn trẻ thường là do tư thế cột sống nó làm căng cơ từ cổ gáy và thắt lưng xuống thành ra nó giả như bị tê nhưng mà khi đâm kim thì đa số là bình thường. Nên các bạn trẻ cũng không nên quá lo lắng về vấn đề tê yếu chân tay. Nhưng các bạn nên đến để bác sĩ cho lời khuyên về ngồi tư thế như thế nào, những bài tập thể dục như thế nào để cải thiện những tư thế của cột sống cổ và cột sống lưng thì tê yếu chân tay sẽ giảm đi và cần phải biết các sinh hoạt để giữ gìn tư thế cột sống của chúng ta.

Còn đối với người lớn tuổi, thật sự là sẽ có chèn ép dây thần kinh, khi đó sẽ X-Quang cột sống cổ và cột sống lưng 4 tư thế sẽ cho thấy các lỗ liên hợp của dây thần kinh bị hẹp lại và khi đâm kim để điện cơ sẽ thấy rằng là có những tình trạng mất phân bố thần kinh ở dọc theo cánh tay hoặc là cẳng chân. Lúc đó bác sĩ sẽ xác định đó là bệnh lý chèn ép thần kinh cổ cánh tay, chèn ép thần kinh tọa. Đối với những người lớn có bệnh nền là tiểu đường thì bác sĩ sẽ tầm soát bệnh tiểu đường phải xét nghiệm. Những biểu hiện là viêm đa dây thần kinh toàn thể chứ không còn là khu trú cục bộ hay là rễ thần kinh cổ, rễ thần kinh tọa. Thì đó là những xét nghiệm, chẩn đoán lâm sàng và đo điện cơ và những xét nghiệm máu để bác sĩ hướng tới bệnh nhân có bệnh lý tê hay bệnh lý thật sự hay không.

@drpeanut68 Tê tay chân ở người trẻ (20-40) không phải lúc nào cũng do chèn ép thần kinh hay lo sợ Đột quỵ nhé.#bacsiphungdauthankinhtamly #tetaychan ♬ nhạc nền - Bs Phụng Nội Thần kinh

Những báo hiệu của ĐỘT QUỴ thông qua Tê Yếu Chân Tay

Tê yếu tay chân với các triệu chứng biểu hiện bất thường có thế là dấu hiệu báo trước cho nguy cơ Đột Quỵ. Ngoài vấn đề về tê yếu tay chân thì còn các dấu hiệu khác cũng là biểu hiện cho nguy cơ này. Tê tay chân có Tê Tay Chân thần kinh Ngoại Biên và Tê Tay Chân thần kinh Trung ương là rất khác nhau. Khi chúng ta khám các cảm giác tê quan trọng là ở vị trí tê và hướng lan truyền của tê, khi khám thì sức cơ có yếu hay không (có thể hiểu là ngoài tê ra có yếu hay không), những gõ phản xạ của chân tay tăng hay giảm để chúng ta biết cái này xuất phát từ ngoại biên hay trung ương. Những dấu hiệu được gọi là dấu hiệu của “Babinski” là dấu hiệu để làm cho ngón chân cái duỗi lên, nếu có dấu hiệu đó thì rất gợi ý đến là những cái tê xuất phát từ tủy sống hoặc là vỏ não. Khi đó bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng, nếu nghi ngờ cái tê này xuất phát từ vỏ não thì chúng ta phải chụp MRI sọ não hoặc CT sọ não. Xuất phát từ tủy cổ tức là tủy sống thì chúng ta sẽ chụp MRI theo từng khu vực: cổ, thắt lưng, ngực hay bụng để tìm ra vị trí bị tổn thương xuất phát từ thần kinh trung ương hay ngoại biên

Có phải những dấu hiệu của tê yếu chân tay luôn xuất hiện trước khi ĐỘT QUỴ ?

Có những trường hợp là tê yếu tay chân, tê nửa người một bên và sau đó là có thể xuất hiện trong những tình huống như là: Cao huyết áp, bệnh nhân có tiểu đường trước đó, hoặc bệnh nhân đã có được xác định là xơ vữa mạch máu do mỡ trong máu tăng cao thì những tê yếu tay chân đó xuất hiện kèm theo các dấu hiệu: liệt mặt, nói đớ, tay chân từ từ nhấc lên không được thì lúc đó chúng ta phải gợi ý tìm ngay căn nguyên của thần kinh trung ương là ĐỘT QUỴ NÃO, U NÃO, TAI BIẾN MẠCH MÁU TRONG NÃO.

 

@drpeanut68 Tê yếu tay chân khi nào có những dấu hiệu Cảnh báo nguy cơ bị ĐỘT QUỴ#bacsiphungdauthankinhtamly #tetaychan ♬ nhạc nền - Bs Phụng Nội Thần kinh

Leave a Reply