Chuột Rút Ban Đêm & Cách phòng tránh

Chuột rút (vọp bẻ) là gì ?

Chức năng của cơ xương là co dãn chi, có những trường hợp cơ xương co lại nhưng không chịu giản ra, gây ra hiện tượng co cứng đột ngột ở cơ, thường là cơ bắp chân, được gọi là vọp bẻ hoặc chuột rút.

Chuột rút (vọp bẻ) thường được gặp ở những đối tượng nào ?

  • Có thể găp ở mọi lứa tuổi nhưng dễ dàng gặp hơn ở người lớn tuổi.
  • Đối tượng dễ gặp thứ 2 là phụ nữ đang mang thai.

Hạ canxi máu có thể gây ra co cứng cơ đặc biệt là ở bàn tay và bệnh nhân thường có hội chứng tăng không khí, bao gồm thở gấp, thở nhanh nông tê cả tay chân và tê cả môi mặt.

Chuột Rút Ban Đêm

Chuột rút ban đêm là những cơn đau xuất hiện bất ngờ ban đêm thường xảy ra ở cơ bắp chân nhưng cũng có thể xảy ra ở đùi hay bàn chân.

  • Nó làm bạn phải tỉnh giấc, nhưng vọp bẻ cũng có thể xảy ra khi bạn vẫn đang còn thức vào ban đêm và làm bị bất động.
  • Chuột rút ban đêm thường gây ra cơn đau và có thể làm cho cơ co cứng hay không. Triệu chứng này có thể từ vài giây đến vài phút và có thể để lại đau cơ sau khi chuột rút đã qua.
  • Bất cứ người nào cũng có thể bị chuột rút, nhưng thường gặp hơn ở những người lớn tuổi, phụ nữ nhiều hơn đàn ông.
  • Phụ nữ chiếm 50% - 60%, người lớn chiếm 7%, trẻ em chiếm  40% phụ nữ mang thai nhưng chỉ có 20% bệnh nhân chuột rút hằng ngày đến thăm khám bác sĩ.

Mặc dù chuột rút ban đêm không có nguyên nhân rõ ràng nhưng có trường hợp liên quan như sau:

  1. Ngồi trông thời gian dài.
  2. Sử dụng cơ quá mức.
  3. Đứng hoặc làm việc nhiều trên các sàn bê tông.
  4. Do tư thế ngồi không đúng.
  5. Có thể do các tình trạng y khoa và thuốc, bao gồm thai kỳ, nghiện rượu, mất nước và rối loạn điện giải (hạ canxi và magie), bệnh Parkinson, bệnh lý thần kinh – cơ như là:  bệnh lý thần kinh ngoại biên, những bệnh lý thần kinh vận động, bàn chân dẹt. Những bệnh lý nội tiết như: tiểu đường, suy giáp, sử dụng các thuốc lợi tiểu, những thuốc đồng dạng beta thuốc điều trị loãn xương Raloxifen, những bệnh lý liên quan đến tuần hoàn hẹp động mạch, hẹp ống sống thắc lưng gây chèn ép thần kinh tọa, xơ gan do rượu viêm gan hoặc do những nguyên nhân khác tổn thương thần kinh do điều trị ung thư, suy thận và lọc má, viêm xương khớp và bệnh lý thần kinh nội biên, tổn thương tay chân.

Điều trị và phòng ngừa chuột rút vào ban đêm.

  1. Để làm giảm chuột rút ban đêm bạn có thể thực hiện các thao tác, dũi mạnh những cơ bị đau bằng cách gặp bàn chân lên trên. Đây là cách hiệu quả nhất làm giảm chuột rút.
  2. Cố gắng đi lại xung quang lắc lư chân bạn và massage chân.
  3. Tắm nước ấm dưới vòi sen hoặc chòm lạnh vùng đau cũng có hiệu quả.
  4. Đắp mềm lỏng lẻo đừng quá chặt gây chuột rút.
  5. Nếu có tình trạng gây dẫn đến chuột rút hãy điều trị những tình trạng đó.
  6. Thuốc có thể điều trị tình trạng chuột rút: Vitamin E, Thuốc bổ Bcomplex, thuốc Magie B6, Diphehydramin, và thuốc ức chế kênh canxi.
  7. Để phòng ngừa chuột rút hãy nhớ uống đủ nước bằng cách uống 6 - 8 ly nước.
  8. Căng nhẹ các cơ cẳng chân trước khi ngủ
  9. Giữ cho chăn mềm xung quanh lỏng để bàn chân ngón chân không bị cong méo, mang giày thích hợp

Các bài tập giúp giảm triệu chứng Chuột rút ban đêm

Leave a Reply