Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ

Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ hay rối loạn giấc ngủ ở thanh niên đang ngày càng phổ biến. Nếu không can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đau đầu, trầm cảm, đột quỵ. 

Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ có thể trở thành một trong những vấn đề nan giải của xã hội hiện đại. Tình trạng này không chỉ ngày càng phổ biến mà mức độ gây hại của nó đến sức khỏe cũng đáng lo ngại. Vậy, triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ hay thanh niên là gì? Làm sao chẩn đoán và điều trị hiệu quả?

Rối loạn giấc ngủ là gì?

Rối loạn giấc ngủ là những thay đổi bất thường làm ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian và tần suất bình thường của giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ có nhiều dạng khác nhau, điển hình như:

Người bị rối loạn giấc ngủ vào ban đêm thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, mất năng lượng vào ban ngày. Tình trạng này có thể xảy ra đồng thời với các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe tâm thần như lo âu, trầm cảm, rối loạn nhận thức, dễ bị kích động, suy giảm trí nhớ

Triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ

Những triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở thanh niên hay người trẻ tuổi thường gặp, bao gồm:

  • Thường xuyên thức khuya gây khó ngủ, không thể ngủ sớm.
  • Khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, người bệnh thường phải mất hơn 30 phút mới có thể đi vào giấc ngủ.
  • Khó ngủ suốt đêm hoặc giấc ngủ không sâu, thường xuyên tỉnh giấc vào giữa đêm và không thể quay trở lại giấc ngủ.
  • Ngáy, thở hổn hển hoặc nghẹt thở trong khi ngủ.
  • Cảm giác mệt mỏi, mất sức ngay khi thức dậy vào buổi sáng.

Ngoài ra, các triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ có thể xuất hiện vào ban ngày, cụ thể như sau:

  • Ngủ nhiều hơn vào ban ngày, thường xuyên có giấc ngủ trưa kéo dài đến vài giờ hoặc ngủ quên khi đang trong giờ sinh hoạt, làm việc.
  • Thay đổi hành vi như khó tập trung, giảm khả năng ghi nhận và xử lý thông tin.
  • Đột ngột thay đổi, thường xuyên cảm thấy khó chịu và khó quản lý cảm xúc, dễ bị kích động, nổi giận.
  • Giảm hiệu suất học tập và làm việc.
  • Dễ bị tai nạn hoặc té ngã khi sinh hoạt thường ngày.

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở thanh niên

Giấc ngủ rất quan trọng đối với mọi độ tuổi, đặc biệt là thanh thiếu niên. Các yếu tố gây gián đoạn chu kỳ ngủ và thức của cơ thể có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ ở người trẻ, bao gồm: (3)

1. Áp lực học tập, công việc

Cuộc sống hiện đại kéo theo nhiều áp lực từ quá trình học tập, làm việc, vị trí xã hội, thăng tiến, các mối quan hệ xã hội… Hậu quả là người trẻ dễ bị căng thẳng, lo âu. Lâu dần, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tác động nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ.

2. Lạm dụng thiết bị công nghệ như máy tính, điện thoại

Sử dụng quá mức các thiết bị công nghệ như điện thoại, laptop, máy tính bảng, tivi… vào ban ngày và trước khi ngủ là thói quen của nhiều người trẻ. Ánh sáng xanh và sóng từ phát ra từ các thiết bị công nghệ có thể gây hại đến hệ thần kinh, kích thích hệ thần kinh, làm mỏi nhức mắt dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ.

3. Sử dụng các chất kích thích

Nước trà, cà phê, thuốc lá, bia rượu… thường được giới trẻ sử dụng với mục đích giải trí, gia tăng sự tỉnh táo. Tuy nhiên, các chất kích thích caffeine, chất cồn và nicotin có trong chúng có thể gây phản tác dụng, khiến não bộ kéo dài sự tỉnh táo, làm cơ thể khó hoặc không cảm nhận được cơn buồn ngủ. Từ đó, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ và các biểu hiện khác của chứng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ.

4. Thói quen ăn uống không hợp lý

Người trẻ thường có thói quen ăn uống kém khoa học. Chế độ ăn uống không điều độ, dung nạp nhiều thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc ăn quá no vào ban đêm có thể gây rối loạn giấc ngủ. Ăn no gần giờ ngủ gây áp lực lên hệ tiêu hóa, khiến cơ thể bị căng thẳng và khó ngủ, mất ngủ.

5. Không gian ngủ chưa phù hợp

Không gian phòng ngủ chật hẹp, lộn xộn có thể không cung cấp đủ lượng oxy cần thiết và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ cũng có thể xảy ra do phòng ngủ quá ồn ào, quá sáng, nhiệt độ trong phòng quá lạnh hoặc quá nóng. (4)

6. Mắc các bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ ở người trẻ

Một số bệnh lý có thể gây rối loạn giấc ngủ ở thanh niên, điển hình như:

  • Bệnh lý thần kinh: rối loạn lo âuthiếu máu nãođau đầuđau nửa đầu, bệnh thần kinh cơ, rối loạn vận động,…
  • Bệnh về tiêu hóa: viêm dạ dày, viêm đại tràng, trào ngược dạ dày thực quản…
  • Bệnh về tiết niệu: thường xuyên tiểu đêm do mắc bệnh về thận, u tuyến tiền liệt…
  • Bệnh về hô hấp: hen suyễn, viêm phế quản, viêm xoang…
  • Bệnh về nội tiết: cường giáp, suy giáp, tiểu đường…
  • Bệnh về xương khớp: thoái hóa cột sống, gout, viêm khớp dạng thấp…

7. Tác hại của rối loạn giấc ngủ ở người trẻ

Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể. Người trẻ có thể đối mặt với các hệ hụy do rối loạn giấc ngủ như:

  • Suy nhược cơ thể, mệt mỏi, giảm đề kháng, dễ mắc bệnh.
  • Khó khăn trong việc ghi nhớ và xử lý thông tin hoặc đưa ra quyết định, giảm hiệu suất làm việc, học tập.
  • Tính cách thay đổi, dễ cáu gắt, buồn bã, lo âu.
  • Giảm khả năng nhạy bén của cơ thể, dễ gặp tai nạn hơn người khác.

Bên cạnh đó, rối loạn giấc ngủ ở người trẻ cũng góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển các vấn đề về sức khỏe hay bệnh lý khác, chẳng hạn như:

Cách chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ở người trẻ

Để chẩn đoán rối loạn giấc ngủ, người bệnh cần trải qua quá trình thăm khám lâm sàng. Qua đó, bác sĩ có thể thu thập các thông tin về tiền sử bệnh, thói quen, các triệu chứng và tình trạng sức khỏe hiện tại. Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi một số câu hỏi về lịch sử mắc bệnh của các thành viên khác trong gia đình, lối sinh hoạt, chế độ ăn uống của người bệnh, những loại thuốc mà người bệnh đã và đang sử dụng… Nhờ đó, bác sĩ có thêm cơ sở để đưa ra chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây bệnh.

Nếu quá trình thăm khám lâm sàng chưa đủ cơ sở để chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể cân nhắc việc chỉ định cho người bệnh thực hiện thêm các phương pháp kiểm tra y khoa, ví dụ như:

  • Đo đa ký giấc ngủ (Polysomnography): Kỹ thuật này có thể giúp bác sĩ đánh giá gần như toàn bộ những thay đổi trong lúc ngủ của cơ thể, bao gồm điện não, nồng độ oxy, nhịp thở, nhịp tim, chỉ số ngưng thở…
  • Đo điện não đồ (EEG): Thông qua quá trình đo điện não đồ, bác sĩ có thể theo dõi và ghi nhận các mẫu sóng não của người bệnh. Từ đó, phát hiện được các vấn đề liên quan đến hoạt động của điện não đồ tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn giấc ngủ ở người trẻ.
  • Đo độ trễ giấc ngủ (MSLT): Dựa vào kết quả đo độ trễ giấc ngủ, bác sĩ có thể xác định được người bệnh ngủ đủ giấc hay không. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng rối loạn giấc ngủ.
  • Các chỉ định cận lâm sàng khác: Tùy trường hợp, bác sĩ có thể cho người bệnh làm các xét nghiệm máu, chụp MRI, CT, X-quang… để làm cơ sở đánh giá, chẩn đoán bệnh hiệu quả.

Cách điều trị rối loạn giấc ngủ ở người trẻ

Tùy vào nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh. Điều trị chứng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ có thể cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau, dùng thuốc và không dùng thuốc. Người bệnh cần tuân thủ phác đồ chữa trị bằng thuốc từ bác sĩ với chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi khoa học và những lưu ý khác giúp cải thiện giấc ngủ tại nhà.

1. Điều trị rối loạn giấc ngủ bằng thuốc

Mỗi dạng rối loạn giấc ngủ có thể được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc khác nhau, ví dụ như:

  • Thuốc điều trị mất ngủ mạn tính: Melatonin, zolpidem, zaleplon, eszopiclone, ramelteon, suvorexant, lemborexant hoặc doxepin.
  • Thuốc điều trị chứng ngủ rũ: Thuốc kích thích/thuốc tăng cường sự tỉnh táo như modafinil, armodafinil, pitolisant, muối hỗn hợp hoặc natri oxybate, sorriamfetol.
  • Thuốc điều trị hội chứng chân không yên gây rối loạn giấc ngủ: Gabapentin, gabapentin enacarbil hoặc pregabalin.

Với những người trẻ bị rối loạn giấc ngủ do mắc bệnh nền, tùy từng bệnh lý, bác sĩ sẽ kết hợp điều trị, kiểm soát các bệnh này để hỗ trợ mang lại giấc ngủ tốt hơn cho người bệnh. Lưu ý, người bệnh chỉ sử dụng thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ theo toa thuốc được bác sĩ kê đơn. Bạn tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Việc lạm dụng thuốc sẽ gây tác dụng phụ, tiềm ẩn nhiều hệ lụy nguy hiểm.

3. Các biện pháp giúp hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tại nhà

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, ưu tiên các thực phẩm giàu magie, kali, vitamin B, trước khi ngủ nên tránh ăn quá no và không dùng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng…
  • Dùng các loại trà thảo mộc hỗ trợ ngủ ngon như trà tâm sen, trà hoa cúc, trà gừng…
  • Ngâm mình hoặc tắm nước ấm để cơ thể được thư giãn và dễ ngủ hơn. Ngâm chân với nước thảo dược, muối hồng để nâng cao sức khỏe tinh thần, cải thiện giấc ngủ.
  • Massage cổ, vai, gáy hoặc toàn bộ cơ thể để giảm stress.
  • Sử dụng các loại tinh dầu thiên nhiên để xông phòng ngủ, việc làm này tạo cảm giác thoải mái và giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả. (5)
  • Hạn chế ánh sáng mạnh, tiếng ồn trong không gian phòng ngủ.
  • Tránh sử dụng quá nhiều các thiết bị điện tử, vận động thường xuyên.

Phòng tránh rối loạn giấc ngủ ở người trẻ

Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng tránh tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ, bao gồm:

  • Thiết lập lịch trình ngủ điều độ: Người trẻ cần xây dựng và duy trì lịch trình đi ngủ – thức dậy vào một giờ cụ thể, chẳng hạn như ngủ lúc 11 giờ đêm, thức dậy lúc 6 giờ sáng hôm sau. Việc làm này giúp bạn tạo thói quen đi ngủ khoa học, từ đó tránh nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ ở người trẻ hiệu quả.
  • Tránh dùng bia rượu và chất kích thích: Để phòng tránh chứng rối loạn giấc ngủ, người trẻ cần hạn chế sử dụng các loại thức uống như trà, cà phê, rượu, bia… Đặc biệt, bạn không nên dùng các loại đồ uống này vào buổi chiều tối.
  • Giảm căng thẳng trước khi ngủ: Hãy cố gắng giảm mức độ căng thẳng trước khi đi ngủ bằng cách nghe nhạc thư giãn, thiền, đọc sách…
  • Hạn chế dùng thiết bị công nghệ trước khi ngủ: Không xem tivi, sử dụng laptop, điện thoại, máy tính bảng… trong khoảng 2 giờ trước khi ngủ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Rèn luyện thể chất: Tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày với tần suất khoảng 3 lần/tuần giúp nâng cao sức đề kháng, cải thiện tuần hoàn máu và ngăn ngừa chứng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ. Lưu ý, bạn không nên tập thể dục trong 4 giờ trước khi đi ngủ vì điều này có thể gây khó ngủ.
  • Dinh dưỡng khoa học: Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ và cân bằng các nhóm dưỡng chất. Ưu tiên rau củ quả, cá béo, hạn chế đồ chiên rán, ngũ tạng động vật. Chủ động bổ sung các hoạt chất thiên nhiên như từ ginkgo biloba (bạch quả) và blueberry (việt quất) có khả năng trung hòa gốc tự do, tăng cường lưu thông máu não, từ đó giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Tạo môi trường ngủ thoải mái: Đảm bảo phòng ngủ luôn sạch sẽ, yên tĩnh. Nếu môi trường ngủ bị nhiều tiếng ồn ảnh hưởng, bạn hãy thử sử dụng máy phát tiếng ồn trắng hoặc bật tiếng mưa rơi để dễ ngủ hơn.

Chứng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ nếu không được cải thiện kịp thời có thể làm suy giảm chất lượng sống, dẫn đến nhiều bệnh lý mạn tính trong tương lai. Ngoài ra, rối loạn giấc ngủ còn gây mệt mỏi, ngủ gật vào ban ngày, khiến người trẻ dễ gặp tai nạn giao thông, tai nạn lao động… Bạn cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng giấc ngủ để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Leave a Reply