Kiệt sức và những dấu hiệu triệu chứng về thể chất và tinh thần
Xã hội hiện tại đã mang lại nhiều tiến bộ từ máy tính cá nhân và điện thoại thông minh đến dây chuyền sản xuất và trí tuệ nhân tạo. Một tác dụng phụ không mong đợi của hiện đại hóa là KIỆT SỨC được đặt ra vào những năm 1970.
Ban đầu nó được mô tả bởi nhà tâm lý học Herbert Freudenberger như sau tình trạng kiệt sức là do người bệnh đã đưa ra những yêu cầu quá mức về năng lượng, sức mạnh và những nguồn tài nguyên. Nhưng trong những năm gần đây định nghĩa này đã được mở rộng, kiệt sức là tình trạng vắt kiệt về thể xác, cảm xúc hoặc tinh thần từ đó làm giảm động lực, hiệu suất làm việc thấp và có những thái độ tiêu cực. Nó có thể là do kết quả của sự căng thẳng kéo dài và gắng sức quá mức về thể chất hoặc tinh thần vượt quá khối lượng công việc của một người (quá tải). Khái niệm kiệt sức gần đây đã quay trở lại. Với việc chuyển sang làm việc từ xa, nhiều người đang cảm thấy kiệt sức ở nhà. Làm việc từ xa giúp cuộc sống dễ dàng hơn nhưng nếu không có ranh giới lành mạnh, cuộc sống cá nhân của bạn có thể bị ảnh hưởng. Bạn có thể gặp phải những dấu hiệu kiệt sức về mặt cảm xúc hoặc tinh thần điển hình, chẳng hạn như giảm khả năng tập trung hoặc thiếu động lực, ngoài ra còn có những dấu hiệu kiệt sức về thể xác mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 7 dấu hiệu kiệt sức như sau và các giải pháp khả thi:
Mệt Mỏi Toàn Thân.
Dấu hiệu kiệt sức rõ ràng nhất là mệt mỏi, cảm giác quá mệt và kiệt sức khi làm việc thì chúng ta có thể hiểu nhưng mệt mỏi ở đây có hơi khác là mặc dù đó là một trạng thái thể chất thông thường nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và cảm xúc của bạn, chẳng hạn như khiến bạn nhạy cảm về mặt cảm xúc, Sự mệt mỏi mà bạn cảm thấy khi kiệt sức không những liên quan đến khối lượng công việc bạn phải làm mà còn liên quan đến mức độ căng thẳng mà bạn phải đang chịu đựng. Sự căng thẳng tiêu tốn rất nhiều năng lượng và căng thẳng mãn tính cũng giống như tình trạng co rút cơ bắp trong một thời gian dài.Các cơ của bạn trở nên mệt mỏi và không hữu ích và điều đó cũng tương tự xảy ra với cơ thể chúng ta. Căng thẳng mãn tính ảnh hưởng đến giấc ngủ và thói quen ăn uống của bạn nhưng cũng sản xuất quá nhiều cortisol, mà nó lấy đi rất nhiều năng lượng nhưng không được bổ sung lại. Trong tính huống nguy hiểm, đây là phản ứng bình thường, cơ thể đang thúc đẩy bạn chiến đấu hoặc bỏ chạy. Tuy nhiên, chúng ta không phải đối đầu với con hổ trên đường đi làm, hoặc phải chạy trốn kẻ thù hàng dặm.Thực tế, chúng ta ngồi ở bàn làm việc mà không sử dụng hết lượng glucose mà cơ thể đang căng thẳng đã sản xuất ra. Nhà nghiên cứu Robert Jester, giải thích rằng kiệt sức gây ra tình trạng vắt kiệt sức lực tột độ mà không thể giải quyết được bằng cách ngủ. Một cách tuyệt vời để ngăn ngừa mệt mỏi và tăng mức cortisol là dành mười phút mỗi ngày để thư giản. Chỉ cần nhắm mắt lại và tập trung vào hơi thở của bạn. Cố gắng tách mình khỏi tất cả những điều bạn nghĩ mình phải làm hoặc biết mình phải làm.
Thèm Đồ Ngọt.
Thèm ăn ngọt là điều thường gặp khi bạn căng thẳng và kiệt sức mãn tính . Đó là cách cơ thể bạn bổ sung glucose đã tiêu hao. Tuy nhiên, việc đưa glucose vào cơ thể mà không thật sự sử dụng nó có thể gây ra các vấn đề sau: một kết quả phổ biến là bệnh tiểu đường loại hai xảy ra khi cơ thể bạn phát triển khả năng kháng insulin. theo Viện tiểu đường và các bệnh tiêu hóa và thận quốc gia. Ngoài ra, điều đó cũng chẳng ích gì khi bạn căng thẳng, bạn tự nhiên thèm đường vì cơ thể bạn sử dụng chất đó làm nhiên liệu để đối mặt với những nguy hiểm khiến bạn căng thẳng.
Đau Đầu Căng Thẳng
Một dấu hiệu phổ biến khác của tình trạng kiệt sức là đau đầu do căng thẳng, đây cũng là tác dụng phụ của quá nhiều căng thẳng nhưng cũng có thể do thay đổi thối quen ăn uống, Khi bạn căng thẳng bạn có thể quên ăn hoặc uống suốt cả ngày hoặc tệ hơn. Bạn có thể ăn vặt không lành mạnh vì chúng nấu nhanh hơn hoặc ít cầu kỳ hơn. Không phán xét nhưng nó có thể là thủ phạm gây ra chứng đau đầu của bạn. Nếu nấu ăn không phải sở thích của bạn hãy cố gắng chuẩn bị thức ăn trước thời hạn. Dành 30 phút vào cuối tuần để lên kế hoặc cho các bữa ăn trong vài ngày tới. Đảm bảo rằng bạn đưa nhiều rau vào các bữa ăn đã chuẩn bị.
Huyết Áp Cao
Cao Huyết áp vừa là hậu quả vừa là dấu hiệu của kiệt sức. Huyết áp cao có thể là hậu quả của kiệt sức nếu nguyên nhân là do thực phẩm bạn tiêu thụ, nhưng huyết áp cao cũng là dấu hiệu của căng thẳng mãn tính. Căng thẳng có thể gây sự tăng đột biến tạm thời về huyết áp có thể gây tổn thương mạch máu, tim và thận của bạn và hormone của bạn có thể gây tổn thương động mạch dẫn đến bệnh tim, nhưng đừng lo lắng bạn có thể làm những việc giúp kiểm soát căng thẳng và cải thiện sức khỏe. Tập thể dục là một cách tuyệt vời để giữ huyết áp ổn định hơn và cũng có thể giúp bạn giảm căng thẳng. Nếu bạn bị kiệt sức và mệt mỏi, hãy chọn một bài tập nhẹ hơn. Tập yoga và thái cực quyền. Bạn vẫn đang chuyển động nhưng không theo hướng bản thân mình mệt mỏi.
Các vấn đề về Tim Mạch
Nếu Tăng Huyết Áp không được nhận diện và điều trị thì nó sẽ gây ra những vấn đề về tim mạch.Huyết Áp cao sẽ làm bạn nguy cơ bị Đột quỵ hoặc những bệnh lý về tim mạch khác
Thỉnh thoảng gặp phải các vấn đề về tim như hồi hộp hoặc mạch đập nhanh là chuyện bình thường nhưng nếu chúng xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài hơn vài giây, bạn nên đi kiểm tra. Khi chúng ta bị mất nước, cơ thể chúng ta cũng có thể tăng nhịp tim để duy trì lượng máu như cũ, điều này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn. Cho nên vấn đề là tìm cách giảm Huyết Áp cao do Stress. Nếu tình trạng huyết áp cao trở thành vấn đề đáng lo ngại, hãy tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ.
Các vấn đề về Dạ Dày
Một dấu hiệu đáng ngạc nhiên của kiệt sức là các vấn đề về dạ dày. Kiệt sức gây áp lực rất lớn lên đường ruột của bạn và có thể gây viêm ruột. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến đau dạ dày, gây áp lực quá mức lên đường ruột và gây ra các biến chứng. Khi bị căng thẳng, cơ thể bạn sẽ ngừng tiêu hóa để sản xuất nhiều năng lượng hơn. Nếu bạn liên tục bị căng thẳng, bạn sẽ không tiêu hóa thức ăn đúng cách và gây nguy hiểm cho sức khỏe đường ruột của bạn. Nhưng vẫn có mặt tích cực, các phương pháp điều trị tâm lý như CBT có hiệu quả trong điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa do căng thẳng. Vì vậy, nếu bạn quá mệt mỏi, hãy tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia được cấp phép.
Mất ngủ
Dấu hiệu cuối cùng của kiệt sức là mất ngủ, đây là triệu chứng phổ biến khi bạn bị căng thẳng. Mất ngủ xảy ra khi bạn mang nổi lo lắng lên giường. Chúng ám ảnh bạn và ngăn cản bạn có một giấc ngủ ngon. Để chống lại chứng mất ngủ, tốt nhất là hãy cố gắng để tâm trí thoải mái. Một cách thực hành tuyệt vời là tập thể dục. Một phụ nữ lớn tuổi bị mất ngủ đã có thể cải thiện vấn đề này bằng cách tập thể dục nửa giờ, ba lần một tuần trong bốn tháng.
Kiệt sức là nghiêm trọng, đó không phải là điều bạn nên bỏ qua. nếu bạn cần nghỉ ngơi, hãy yêu cầu. Nói chuyện với sếp của bạn về việc nghỉ ngơi vài ngày. Tìm cách để làm cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn một chút. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy danh sách việc cần làm của mình quá nhiều, hãy lập kế hoạch thời gian cho từng nhiệm vụ và cũng lập kế hoạch cho các kỳ nghỉ của bạn.
Nếu bạn cảm thấy choáng ngợp bởi số lượng công việc trong danh sách việc cần làm, hãy ưu tiên nhưng không vượt quá năm. Khi đã lập danh sách, hãy bình tĩnh thực hiện và hoàn thành chúng. Nếu bạn không hoàn thành, cũng không sao. Chỉ cần thêm nó vào danh sách việc cần làm của ngày hôm sau.