Đột Quỵ Não - Cách nhận biết và Phòng chống

Hôm nay Phòng khám bác sĩ Phụng xin đưa đến cho quý vị kiến thức về một vấn đề gặp khá phổ biến hiện nay đó là ĐỘT QUỴ NÃO.

Một bệnh nhân nam 35 tuổi, đang ngồi bàn chuyện cùng bạn bè, ban đầu thấy tê nửa người bên phải sau đó thấy chóng mặt và té ngã, bạn bè cứ nghỉ là trúng gió, sau đó nhập viện cấp cứu phát hiện Huyết Áp tăng rất cao, hơn 200/130 và dần yếu 1/2 người bên phải ,nói đớ. Chụp CT Scan não phát hiện xuất huyết não vùng quan trọng là thân não và đã ra đi sau 48 giờ. Đây là một ví dụ rất điển hình về xuất huyết não ở người trẻ có cơn tăng Huyết Áp cấp cứu nghiêm trọng.

Thì chúng ta biết ĐỘT QUỴ NÃO là một hội chứng lâm sàng chứ không phải là một căn bệnh. Nó đặc trưng bởi sự mất chức năng não đột ngột cấp tính khu trú, tồn tại quá 24 giờ hoặc là có thể trong vòng trước 24 giờ. Triệu chứng này, thần kinh khu trú nó phù hợp với vùng não bị tổn thương do động mạch bị tổn thương chi phối và không phải do nguyên nhân chấn thương. Sau khi ĐỘT QUỴ, chúng ta thấy là nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng của các vùng não có liên quan và độ nặng sẽ liên quan đến vị trí mạch máu bị tổn thương, độ rộng vùng não bị tổn thương.

Chúng ta có thể thấy, trên não chúng ta có 4 vùng: VÙNG THÙY TRÁN (màu hồng), VÙNG THÙY ĐÍNH (màu xanh), VÙNG THÙY CHẨM (màu xanh biển) và VÙNG THÙY THÁI DƯƠNG (màu vàng). Tùy theo từng vùng thì sẽ có các chức năng khác nhau.

Ví dụ, THÙY TRÁN có chức năng suy nghĩ, thực hiện suy nghĩ lên kế hoạch tổ chức giải quyết các vấn đề, cho nên khi mà tổn thương thùy trán bệnh nhân có những rối loạn hành vi cảm xúc không kiểm soát được, thờ ơ và không tính toán lên kế hoạch được. Tiếp theo là vùng vỏ não vận độngvỏ não cảm giác, nếu vùng vỏ não vận động bị tổn thương thì sẽ làm yếu liệt nửa người, nhất là khi tổn thương bao trong hoặc là nhân xám vùng trung ương thì chúng ta sẽ có những tình trạng rối loạn vận động.

Thùy ChẩmThùy Đính đây là vùng cảm giác nhiều lúc chúng ta cảm thấy không có yếu liệt nhưng mình có thể mất cảm giác nửa bên khi tổn thương THÙY ĐÍNH hoặc VÙNG THÙY CHẨM cũng tương tự, nếu tổn thương thì chúng ta có thể thấy nhìn mờ, không thấy đường nhưng chúng ta vẫn đi lại được mà không có yếu liệt chi, mà nó sẽ chỉ biểu hiện là bị tổn thương là nhìn mờ.

THÙY THÁI DƯƠNG nó liên quan đến trí nhớ ngôn ngữ, nên khi tổn thương THÙY THÁI DƯƠNG thì bệnh nhân sẽ bị mất trí nhớ và nói những từ ngữ không hiểu được. Nếu tổn thương tiểu não ở hố sau thì chúng ta sẽ bị chóng mặt mất thăng bằng và nguy hiểm nhất là ĐỘT QUỴ VÙNG THÂN NÃO có thể ảnh hưởng đến trung tâm tim mạch hô hấp nếu không được can thiệp kịp thời sẽ gây ra tình trạng hôn mê, ngừng thở nhanh chóng.

Nguyên nhân dẫn đến ĐỘT QUỴ

ĐỘT QUỴ thường được xác định trong 2 dạng sau:

  • Thứ nhất là đột quỵ thiếu máu não là do nguyên nhân tắc nghẽn động mạch não, chiếm đến 80% trường hợp.
  • Thứ hai là đột quỵ xuất huyết não đó là do rách động mạch não làm cho máu chảy vào trong nhu mô não, trong não thất hoặc chảy máu vào trong màng não mà ta thường gọi là XUẤT HUYẾT MÀNG NÃO.

Sau khi đột quỵ thì thường sẽ ảnh hưởng đến các vùng chức năng, như vậy độ rộng và độ nặng phụ thuộc vào vị trí mạch máu bị tắc và độ rộng của tổn thương. Như chung ta đã biết, ĐỘT QUỴ NÃO là nguyên nhân đứng thứ 3 trên thế giới sau tim mạch và ung thư, nhưng lại là nguyên nhân hàng đầu để lại những di chứng tổn thương nặng nề nên chẩn đoán sớm và điều trị đột quỵ não là một điều rất quan trọng góp phần giảm thiểu tử vong và tàn tật.

Chúng ta thường hay có suy nghĩ đột quỵ hay xảy ra ở người lớn tuổi nhưng thật ra đột quỵ bây giờ ngày càng trẻ hóa. Người trẻ mắc chứng đột quỵ cũng rất nhiều và chúng ta cũng thấy không ít các trường hợp một người bình thường khỏe mạnh và đột nhiên qua đời vì ĐỘT QUỴ.

Như vậy để phát hiện và điều trị đột quỵ kịp thời thì tầm soát đột quỵ đóng vai trò rất quan trọng. Tầm soát đột quỵ giúp nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm, nhất là các bệnh nhân có tiền sử bệnh cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, tăng Cholesterol, hút thuốc lá… có tiểu sử gia đình bị đột quỵ hoặc có những cơn thoáng thiếu máu não thì chúng ta nên tầm soát để cung cấp điều trị kịp thời cho bệnh nhân có bất kì dấu hiệu nào để làm tăng khả năng hồi phục và giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm do đột quỵ gây ra.

Hiệp hội ĐỘT QUỴ HOA KÌ có khuyên tất cả mọi người nên nhận ra cách nhận biết đột quỵ, và các triệu chứng đột quỵ:

  • Thứ nhất là đột ngột tê hay yếu mặt hoặc nửa tay, chân nhất là nửa người một bên.
  • Thứ hai là đột ngột lú lẫn, rối loạn hay không hiểu ngôn ngữ.
  • Thứ ba là đột ngột rối loạn thị giác ở một hoặc hai mắt.
  • Thứ tư là đột ngột rối loạn về đi đứng, choáng váng mất thăng bằng hoặc có thể là mất khả năng phối hợp động tác.
  • Thứ năm là đột ngột đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân thì người ta đưa ra chữ “F-A-S-T” để nhanh chóng nhận diện người bị đột quỵ

-    F là FACE là gương mặt. ví dụ bệnh nhân cười, nhăn mặt ra để thấy rằng một bên má, mũi má bị mờ đi hay là miệng bị rũ xuống 

-    A là ARM. Khi nói bệnh nhân giơ 2 tay lên nếu 1 tay rũ xuống thì có vấn đề nghi ngờ rất nhiều là vấn đề đột quỵ 
-    S là Speech. Nói bệnh nhân lặp lại 1 từ đơn giản, một câu đơn giản thì bệnh nhân khó nói hoặc nói lớ đớ hoặc là không hiểu lời nói 
-    T là TIME. Tức là thời gian, khi nhận diện nghi ngờ một bệnh nhân bị đột quỵ thì chúng ta hãy nên nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở có trung tâm điều trị đột quỵ càng sớm càng tốt.

Đặc biệt là những người có những cơn thoáng thiếu máu não biểu hiện tê yếu thoáng qua hay chóng mặt, mờ mắt thoáng qua ở những bệnh nhân có bệnh nền Tăng Huyết Áp, tiểu đường nên được điều trị tích cực như tai biến mạch máu não, vì ở họ có thể dẫn đến đột quỵ thật sự sau này.

Quý vị nên nhớ rằng mỗi 1 phút tổn thương mà chúng ta không kịp đưa bệnh nhân tới bệnh viện thì sẽ mất đi 2 triệu tế bào thần kinh và thứ 2 nữa là ĐỪNG NÊN ĐỂ MẤT THỜI GIAN VÀNG TRONG VÒNG 3 TIẾNG RƯỠI ĐẾN 4 TIẾNG HOẶC 6 GIỜ để can thiệp thuốc tiêu sợi huyết làm tan cục đông và lấy khối huyết bằng dụng cụ cơ học.

Những thói quen xấu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến đột quỵ

Những năm gần đây, bệnh tim mạch do xơ vữa đang gia tăng. Nguyên nhân là do các bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, mỡ máu, thuốc lá, thói quen ít vận động... gia tăng. Bác sĩ cảnh báo chứng xơ vữa nếu không điều trị, phòng ngừa sớm sẽ có những biến chứng cấp tính như đột quỵ, nhồi máu cơ tim gây tử vong trong trường hợp nặng; nhẹ có thể gây suy tim, tàn tật, mất sức lao động và nguy cơ gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Tại Việt Nam, số người tăng huyết áp đã ở mức báo động đỏ,chiếm đến 25% người trưởng thành ở VN và tiếp tục có xu hướng tăng, hiện nay có khoảng 12 triệu người mắc tăng huyết áp cứ khoảng 4 người thì có 1 người mắc tăng huyết áp. Trong đó tỷ lệ tương đối cao bênh nhân chưa được phát hiện bệnh hoặc đã phát hiện nhưng chưa kiểm soát được bệnh. Mà tăng huyết áp chính là “kẻ giết người “thầm lặng vì chúng thường không có biểu hiện hoặc triệu chứng báo trước ,có thể dẫn đến ĐỘT QUỴ chết người

HƯỞNG ỨNG NGÀY TĂNG HUYẾT ÁP THỂ GIỚI, hãy hạn chế ăn muối. Đa số chúng ta vẫn đang ăn nhiều muối hơn mức được khuyến cáo. Tối đa là một muỗng cà phê(muỗng nhỏ) muối mỗi ngày. Nhiều hơn một muỗng cà phê nhỏ mỗi ngày sẽ làm tăng huyết áp mà nó là nguy cơ hàng đầu dẫn đến bệnh tim mạch và đột quỵ

@drpeanut68

Đột quỵ ngày càng xảy ra ở người trẻ nguy cơ cao có thể dẫn đến tử vong hay di chứng tàn phế nặng nề.

♬ nhạc nền - Bs Phụng Nội Thần kinh

Leave a Reply